Đu đủ miền Tây

Chỉ còn 1 sản phẩm
30,000₫
Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Đu Đủ Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ. Đu đủ là trái cây có nhiều dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe con người.  Đu đủ là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, ...

Công Dụng Và Giá Trị Dinh Dưỡng Của Đu Đủ

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ. Đu đủ là trái cây có nhiều dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe con người.  Đu đủ là cây thân thảo to, không hoặc ít khi có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. 

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Là cây có nguồn gốc từ nam México, Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ, đu đủ ngày nay được trồng ở phần lớn các nước nhiệt đới như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam.

Đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Trong quả đu đủ có một enzyme gọi là papain, một chất protease có tác dụng làm mềm thịt và các chất protein khác, do đó đu đủ xanh thường được hầm chung với thịt giúp thịt nhanh mềm.

“Cầu sung vừa đủ xài”

Đu đủ là thứ quả được dùng trong mâm ngũ quả ngày Tết của người Nam Bộ(Gồm các thứ quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Vì quan niệm của người miền Nam như cách đọc ghép tên các thứ quả này thành “cầu sung vừa đủ xài”)

* Thành phần dinh dưỡng

Trong đu đủ lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten.

Đu đủ chín rất giàu beta caroten

Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào.

Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C. Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em.

Đu đủ có nhiều vi chất giúp tăng sức đề kháng của cơ thể

Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khoẻ. Vào mùa hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, đu đủ giúp nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hoá đàm.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Đu đủ chín coi là một món ăn bồi bổ và giúp sự tiêu hoá các chất thịt. Còn trong nấu ăn khi hầm các loại thịt, xương cứng người ta thường cho quả đu đủ xanh vào làm cho các thức ăn mau nhừ, nhuyễn, tiêu hoá tốt

Giá trị dinh dưỡng trong 100g đu đủ chín:

Nước: 90g, Năng lượng: 36 kcal, Protein: 1g, Lipid 0,1g, Carbohydrates: 7,7g, Vitamin A: 125 mcg, Vitamin B1: 20mcg, Vitamin B2: 20mcg, Niacin: 400 mcg, Vitamin C: 64mg, Canxi: 40mg, Phospho: 32mg, Kali: 221mg, Sắt 2,6mg, Kẽm 0,4mg. Chất xơ: 50mg (0,5%)

Đu đủ là quả mềm ngọt, nhiều nước, dễ ăn, bổ dưỡng

* Công dụng chính của đu đủ

1. Tác dụng bảo vệ tim mạch

Vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và A. Các dưỡng chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu do quá trình oxy hóa cholesterol tạo ra bám vào thành mạch máu, gây tắc nghẽn mạch và làm máu không lưu thông được. Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có có thể ức chế quá trình oxy hóa.

Đu đủ có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe tim mạch

Đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có trong đu đủ có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino. Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ.

2. Tác dụng giảm cân

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Trong 100 gam đu đủ chỉ có chứa rất ít hàm lượng calo khoảng 36kcal. Bởi vậy, nếu bạn có ý định giảm cân, đừng quên bổ sung thêm đu đủ vào thực đơn của mình.

3. Điều trị các vết chai và mụn cóc

Bạn bối rối, ngượng ngùng khi thấy xuất hiện các vết chai sạm hay những nốt mụn cóc xấu xí trên da. Cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn nhanh chóng “gỡ rối” và “trả lại” cho bạn sự tự tin.

Nhựa đu đủ có thể điều trị vết chai và mụn cóc

Chỉ cần lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hiệu quả khó tin. Chú ý khi lấy nhựa cần đeo găng tay để tránh nhựa dây vào tay làm bong da tay. Lấy nhựa cẩn thận không để bắn vào mắt có thể gây tổn hại cho mắt.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ : Men papain trong nhựa đu đủ xanh có rất nhiều tác dụng

Men papain trong nhựa đu đủ xanh có thể dùng trong phẫu thuật, nó được xem như một loại “dao phẫu thuật tự nhiên” để mở đĩa đệm cột sống. Các nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất papain còn có hoạt tính kháng sinh, có tác dụng chống vi khuẩn gram dương, nó còn được dùng để điều trị lở loét, chống kết dính sau phẫu thuật, thuốc giúp tiêu hóa.

4. Ngăn ngừa nhiễm trùng và mưng mủ

Sưng phồng luôn gây cho bạn cảm giác đau rát, rất khó chịu thậm chí dẫn tới nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy lấy nước ép của trái đu đủ xanh, đắp lên vết sưng phồng để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mưng mủ.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ : Lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định

Theo “Trung dược đại từ điển”, đu đủ chứa một loại kiềm có tác dụng phòng chống ung thư và sát trùng, diệt khuẩn. Men protein trong đu đủ giúp tiêu hóa protein, chữa rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính, chân gối mỏi… Nhựa đu đủ xanh làm tiêu tan các tổ chức mô bị hoại thư. Ngoài ra, lá đu đủ giã nát đắp vào mụn nhọt, vết loét có tác dụng điều trị nhất định.

5. Tăng cường sức đề kháng

Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai…

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ : Đu đủ có nhiều vitamin A và vitamin C giúp tăng sức đề kháng

6. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Vitamin C có trong thực phẩm, đặc biệt là trong đu đủ lại có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.

7. Tăng cường chức năng phổi

Những người nghiện hút thuốc lá hoặc phải sống trong môi trường có khói thuốc (hút thuốc thụ động) thì nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, trong đó có đu đủ.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ : Đu đủ tăng cường chức năng phổi

8. Liều thuốc làm đẹp

Mặt nạ dưỡng da tẩy tế bào chết

Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt, để nguyên khoảng 15-20 phút và rửa lại bằng nước. Mặt nạ dưỡng da này giúp da trở nên mềm mịn hơn thấy rõ. Trong đu đủ chứa các enzyme có khả năng phân hủy bã nhờn và tẩy tế bào chết. Tương tự , mặt nạ này cũng góp phần ức chế qua trình hình thành nhân mụn, ngăn mụn không xuất hiện.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Trẻ hóa làn da

Đu đủ có tính tẩy tế bào chết rất mạnh, góp phần tái tạo làn da. Bạn xay nhuyễn đu đủ trộn với 1 muỗng dầu nha đam hoặc chất nhờn từ cây nha đam, sau đó thoa đều lên da mặt hoặc toàn thân. Cần lưu ý tránh vùng mắt hay những vết thương hở. Sau đó 20 phút rửa sạch lại với nước.

Chú ý: Đặc tính tẩy tế bào chết ở đu đủ rất mạnh nên tránh dùng đu đủ trên các vùng nhạy cảm như vùng mắt, da non…

9. Cải thiện tiêu hóa

Theo lương y Quốc Trung, có thể dùng đu đủ trong những cách sau: để trị tình trạng tiêu hóa kém, thì dùng khoảng 200 gr quả đu đủ còn xanh, bỏ vỏ, bỏ ruột, cắt miếng rồi đem nấu với thịt heo ba chỉ (100 gr), nêm nếm gia vị vừa dùng. Ngày dùng 2 lần, dùng liền 3 – 5 ngày.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Nếu đang bị tình trạng táo bón thì nên dùng đu đủ chín bằng cách: lấy 200 – 300 gr quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cho vào thố để hấp chín cùng một chút đường. Ngày dùng 2 lần trước bữa ăn chính. Dùng liền mấy ngày như vậy. Nếu bị tình trạng giun kim thì sáng sớm ngủ dậy, lúc bụng đang đói ta ăn một ít đu đủ chín, ăn liên tục trong vài ngày.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ

Những người bị viêm loét dạ dày, ăn uống kém, có thể dùng quả đu đủ còn xanh đem nấu với thịt gà, nêm nếm gia vị vừa dùng. Cách 2 ngày dùng một lần, liên tục trong vài tuần.

10. Tăng tiết sữa cho sản phụ

Nếu sản phụ ít sữa thì lấy quả đu đủ còn xanh, gọt bỏ vỏ, cắt miếng đem nấu với móng giò heo (hoặc nấu với đậu phộng) để dùng thường xuyên.

Công dụng và giá trị dinh dưỡng của đu đủ : Đu đủ xanh hầm chân giò là món ăn rất tốt cho phụ nữ sau sinh

Đu đủ xanh có chứa nhiều men papain, tác dụng giống như pepsin của dạ dày, nhất là giống trypsin của tụy trong việc tiêu hóa thịt. Men papain trong đu đủ xanh có tác dụng làm mềm thịt bắp, chính vì vậy đu đủ xanh thường được nấu chung với chân giò dùng cho các bà mẹ đang cho con bú, đu đủ xanh không những giúp chân giò mau mềm mà còn có tác dụng kích thích việc tăng tiết sữa của bà mẹ.

Nội dung tùy chỉnh viết ở đây